KINH NGHIỆM sau khi chuyển phôi IVF

Chia sẽ KINH NGHIỆM sau khi chuyển phôi

Chia sẻ:

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI CHUYỂN PHÔI
1. Đối với việc nghỉ ngơi :
Theo nguyên tắc, phôi thai làm tổ và bám vào tử cung người mẹ trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày kể từ ngày thụ thai (tức là 3-5 ngày kể từ ngày chuyển phôi ngày 3). Việc nghỉ ngơi nên lưu ý như sau:
-​Sau khi chuyển phôi, nằm nghỉ từ 2-3 tiếng tại bệnh viện, sau đó về nhà.
-​Không lên xuống cầu thang. Trong khoảng 3-5 ngày kể từ khi chuyển phôi nên nghỉ ngơi, nhưng không nhất thiết phải nằm 1 chỗ.
-​Nghỉ ngơi ở chỗ thoáng nhưng kín gió. Tránh để quạt thổi thẳng vào người. Không được nằm dưới sàn nhà hoặc giường quá thấp vì khi đứng lên sẽ bị gập bụng và chịu áp lực mạnh. Khi ngồi dạy phải thật nhẹ nhàng, tốt nhất là có người đỡ dậy từ từ chứ không cố gồng người ngồi lên. Nên nằm gần mép giường, khi muốn đứng lên mà không có người giúp thì tự nằm nghiêng rồi bỏ hai chân xuống giường rồi hãy nhẹ nhàng ngồi và đứng lên. Không được nằm dưới nền đất lạnh vì sẽ dễ bị cảm lạnh.
-​Vợ chồng không quan hệ trong thời gian này, không nằm gần chồng. Trách gây động và kích thích vì sẽ gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.
-​Sau 1 tuần nằm nghỉ, nếu thấy khỏe thì nên đi lại thật nhẹ nhàng (không nhấc cao chân) để máu huyết dễ lưu thông. Không mang vác, xách nặng. Không nên cúi, rướn với người lên hoặc đi nhón gót.
-​Khi có bất cứ dấu hiệu gì bất thường: đau bụng nhiều, ra máu, tử cung co bóp nhiều nên nằm nghỉ tuyệt đối và liên hệ với bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể.
-​Trong thời gian này, nếu bị xổ mũi và bị ho. HO: uống nước chanh đường nóng pha hơi chua, có bỏ một chút muối. XỔ MŨI: Rau húng nhũi rửa thật sạch, thái nhỏ, bỏ thêm tí muối, cho vào cốc nhỏ, nhỏ thêm mấy giọt dầu bạc hà, nấu nước thật sâu đỏ vào và xông mũi bằng hơi nước nóng có tinh chất dầu húng và dầu bạc hà.

2. Đối với việc ăn uống:
Thông thường bác sỹ chỉ khuyên ăn uống bình thường, nhưng theo dân gian khi có thai nên và cần tránh, hạn chế ăn những thức ăn sau:
- Tốt nhất là ăn uống đủ chất: trứng, thịt , cá ( tốt nhất là cá chép nấu cháo- có tác dụng giữ phôi thai rất tốt) và uống nhiều sữa (sữa dành cho phụ nữ có thai) và sữa đậu nành (có thể uống thay nước- ít hoặc không có đường). Nên ăn nhiều trái cây (cam, chuối cau….).
- Tránh: Uống nước dừa tươi; Ăn đu đủ; Uống nước và ăn canh rau má; Không nên ăn rau ngót; Tránh ăn cay và các chất kích thích (tiêu, ớt, cà fê, bia, rượu, hút ... dễ táo bón và ảnh hưởng đến tim thai; Ăn và uống những chất quá chua gây mất máu; Ăn quá mặn; Không ăn quá lạnh hoặc quá nóng; không uống bất cứ loại thuốc gì khi chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ, kể cả thuốc bổ, thuốc bắc.
3.​Uống và đặt thuốc theo đúng yêu cầu của bác sỹ ( thuốc đặt nên chia ra cứ 6 tiếng đặt một lần và nên bắt đầu vào 6 giờ sáng). Rửa tay thật sạch bằng nước lạnh trước khi đặt thuốc (không rửa bằng xà bông, không dùng bao cao su để đặt thuốc).

4.​Đối với việc vệ sinh:
-​Trong thời gian này nên hạn chế đi lại, tắm rửa bằng nước lạnh. Nếu cảm thấy người còn yếu thì không nên tắm thường xuyên mà chỉ nên lau người bằng nước ấm (tốt nhất là 35 độ C) và ngồi trên một cai ghế nhựa cao, dùng vòi hoa sen hoặc múc từng gáo nước nhỏ, không nên cầm cả gáo to và nặng dội từ vai xuống.
-​Việc gội đầu cũng nên cẩn thận, nếu cần thiết thì nên nằm trên giường và nhờ người khác gội đầu bằng nước nóng. Không nên cào mạnh mà chủ yếu là mát xa điểm ảnh đầu cho máu huyết lưu thông và hết mồ hôi là được.
Nếu không tắm được thì nên giữ vệ sinh cửa mình sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm khi đặt thuốc.
Nên súc miệng nước muối để tránh bị sâu răng, viêm họng, ho.
Nên đi vệ sinh bằng bàn cầu cao, tránh ngồi ở cầu bẹt.
- ​Đi tiểu, tiểu thật nhẹ nhàng khi thật sự có nhu cầu, không cố rặn và ngồi bô thường xuyên.

5.​ Đối với tinh thần và tâm lý:
-​ Trong thời gian này nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý.
-​ Những lúc này nên hạn chế tiếp xúc với nhiều người mà nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu nói chuyện nhiều, cười, vui quá hoặc buồn quá… cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và phôi thai.
-​ Người chồng tự giác không nên gần vợ trong thời gian này dưới bất kỳ hình thức nào vì sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng, ức chế cho người vợ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người vợ và đến phôi thai.
Chủ yếu là cần thoải mái về tâm lý, tránh suy nghĩ nhiều mà nên nghỉ ngơi tuyệt đối, nếu có thể thì nên ngủ để lấy lại sức.

*** Không nên mặc quần chật suốt thời gian điều trị, tránh táo bón hoặc đi ngoài, sau chuyển phôi đừng nhịn tiểu quá lâu và quá căng. Bạn nên mua vài cái quần lửng rộng hay mượn đồ ai đó cân nặng hơn mà mặc, ở nhà riêng thì mặc đầm ngủ cho thoải mái cái bụng. Còn lúc chích thuốc vẫn đi làm thì bạn chỉ cần tự tay nới một chút đáy quần tây và lưng quần tây là OK mặc 1 tháng thoải mái, không phải mua mới. Ngày chuyển phôi, bạn nên mặc váy là tốt nhất, nó giúp bạn khi đi toilet bệnh viện và khi thay đồ về nhà không phải co chân. Bạn phải tránh táo bón trước cả tháng bằng cách ăn nhiều trái cây, ăn chuối, uống nước cam, ăn khoai lang, uống nhiều nước. Khuyên tập đi bô nằm cho quen trước khi chuyển phôi. Hạn chế người đến thăm bạn.
Các bạn nên nhớ: không để sốt, nếu phát hiện sốt phải dừng chuyển phôi ngay nếu có thể, Không để con nhỏ nhảy vào bụng khi đang kích trứng, Dùng thuốc tuyệt đối đầy đủ, Không hàn trám răng lúc đã chuyển phôi, Không ăn đồ lạ gây dị ứng, Không căng thẳng lo lắng quá mức, Không để mất ngủ.
CHÚC CÁC MẸ THÀNH CÔNG.

Tin khác