Kinh nghiệm đúc kết khi làm IVF

Chia sẻ:

Kinh nghiệm đúc kết khi làm IVF: Mình cũng đã mấy lần làm TTON, (HN, SG… đủ cả), xin chia xẻ với mọi người một số kinh nghiệm mà mình được biết của NN mà mình thấy rất hợp lý:

Kinh nghiệm đúc kết khi làm IVF
Kinh nghiệm đúc kết khi làm IVF

1. Họ chuyển phôi trong tình trạng bệnh nhân phải nhịn tiểu (như thể mình chuẩn bị siêu âm ổ bụng ấy), họ không giải thích tại sao, nhưng theo mình suy nghĩ, đó là vì để bàng quang ép tử cung cho bé lại, tăng cơ hội bám của phôi; nhưng sau khi đạt phôi thì phải đi vệ sinh bằng bô, mình ko nhớ ở nhà mình có phục vụ cái này ko;
2. Sau khi đặt phôi, chỉ nằm khoảng 2h như ở nhà mình, có thể ngồi taxi về nhà, chỉ cần tránh đường xóc thôi, chứ không phải đi xe cứu thương khổ sở như trong SG, mình nghĩ cũng chẳng có ích gì;
3. Sau khi đặt phôi, họ khuyên nên dùng mỗi ngày 3-4 cái lòng trắng trứng luộc, dùng trong 5-7 ngày; ăn uống những thức dễ tiêu
4. Giai đoạn 5 ngày sau đặt phôi là quan trọng nhất, đó là giai đoạn phôi tìm cách bám vào thành tử cung, do đó chỉ cần hạn chế đi lại trong những ngày này. Còn sau đó chỉ cần đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm 1 chỗ, chẳng có ích gì đâu (từ KN thực tế đấy). Tuy nhiên phải chú ý, mỗi khi đang nằm mà ngồi dậy, nên nghiêng người, chống tay đứng dậy, không nên dậy luôn mà ảnh hưởng đến tử cung (mình được y tá hướng dẫn thế);
5. Trong lúc chờ kết quả sau khi đặt phôi, nên uống ít nước (cũng ko được giải thích, nhưng mình nghĩ chắc là do để ít phải đi vệ sinh)

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI CHUYỂN PHÔI

1. Đối với việc nghỉ ngơi :
Theo nguyên tắc, phôi thai làm tổ và bám vào tử cung người mẹ trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày kể từ ngày thụ thai (tức là 3-5 ngày kể từ ngày chuyển phôi). Việc nghỉ ngơi nên lưu ý như sau:
-​Sau khi chuyển phôi, nằm nghỉ từ 4-6 tiếng tại bệnh viện, sau đó về nhà.
-​Không lên xuống cầu thang. Trong khoảng 3-5 ngày kể từ khi chuyển phôi nên nằm một chỗ và nghỉ ngơi tuyệt đối (nếu cần thiết, nên đi vệ sinh bằng bô bẹt nằm tại giường – trường hợp này nên mặc váy để tuận tiện hơn trong sinh hoạt).
-​Nghỉ ngơi ở chỗ thoáng nhưng kín gió. Tránh để quạt thổi thẳng vào người. Không được nằm dưới sàn nhà hoặc giường quá thấp vì khi đứng lên sẽ bị gập bụng và chịu áp lực mạnh. Khi ngồi dạy phải thật nhẹ nhàng, tốt nhất là có người đỡ dậy từ từ chứ không cố gồng người ngồi lên. Nên nằm gần mép giường, khi muốn đứng lên mà không có người giúp thì tự nằm nghiêng rồi bỏ hai chân xuống giường rồi hãy nhẹ nhàng ngồi và đứng lên. Không được nằm dưới nền đất lạnh vì sẽ dễ bị cảm lạnh.
-​Vợ chồng không quan hệ trong thời gian này, không nằm gần chồng. Trách gây động và kích thích vì sẽ gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.
-​Sau 1 tuần nằm nghỉ, nếu thấy khỏe thì nên đi lại thật nhẹ nhàng (không nhấc cao chân) để máu huyết dễ lưu thông. Không mang vác, xách nặng. Không nên cúi, rướn với người lên hoặc đi nhón gót.
-​Khi có bất cứ dấu hiệu gì bất thường: đau bụng nhiều, ra máu, tử cung co bóp nhiều nên nằm nghỉ tuyệt đối và liên hệ với bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể.
-​Trong thời gian này, nếu bị xổ mũi và bị ho. HO: uống nước chanh đường nóng pha hơi chua, có bỏ một chút muối. XỔ MŨI: Rau húng nhũi rửa thật sạch, thái nhỏ, bỏ thêm tí muối, cho vào cốc nhỏ, nhỏ thêm mấy giọt dầu bạc hà, nấu nước thật sâu đỏ vào và xông mũi bằng hơi nước nóng có tinh chất dầu húng và dầu bạc hà.
2. Đối với việc ăn uống:
Thông thường bác sỹ chỉ khuyên ăn uống bình thường, nhưng theo dân gian khi có thai nên và cần tránh, hạn chế ăn những thức ăn sau:
– Tốt nhất là ăn uống đủ chất: trứng, thịt , cá ( tốt nhất là cá chép nấu cháo- có tác dụng giữ phôi thai rất tốt) và uống nhiều sữa (sữa dành cho phụ nữ có thai) và sữa đậu nành (có thể uống thay nước- ít hoặc không có đường). Nên ăn nhiều trái cây (cam, chuối cau….).
– Tránh: Uống nước dừa tươi; Ăn đu đủ; Uống nước và ăn canh rau má; Không nên ăn rau ngót; Tránh ăn cay và các chất kích thích (tiêu, ớt, cà fê, bia, rượu, hút thuốc… dễ táo bón và ảnh hưởng đến tim thai; Ăn và uống những chất quá chua gây mất máu; Ăn quá mặn; Không ăn quá lạnh hoặc quá nóng; không uống bất cứ loại thuốc gì khi chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ, kể cả thuốc bổ, thuốc bắc.
3.​Uống và đặt thuốc theo đúng yêu cầu của bác sỹ ( Thuốc đặt nên chia ra cứ 6 tiếng đặt một lần và nên bắt đầu vào 6 giờ sáng). Rửa tay thật sạch bằng nước lạnh trước khi đặt thuốc (không rửa bằng xà bông, không dùng bao cao su để đặt thuốc).
4.​Đối với việc vệ sinh:
-​Trong thời gian này nên hạn chế đi lại, tắm rửa bằng nước lạnh. Nếu cảm thấy người còn yếu thì không nên tắm thường xuyên mà chỉ nên lau người bằng nước ấm (tốt nhất là 350 C) và ngồi trên một cai ghế nhựa cao, dùng vòi hoa sen hoặc múc từng gáo nước nhỏ, không nên cầm cả gáo to và nặng dội từ vai xuống.
-​Việc gội đầu cũng nên cẩn thận, nếu cần thiết thì nên nằm trên giường và nhờ người khác gội đầu bằng nước nóng. Không nên cào mạnh mà chủ yếu là mát xa điểm ảnh đầu cho máu huyết lưu thông và hết mồ hôi là được.
Nếu không tắm được thì nên giữ vệ sinh cửa mình sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm khi đặt thuốc.
Nên súc miệng nước muối để tránh bị sâu răng, viêm họng, ho.
Nên đi vệ sinh bằng bàn cầu cao, tránh ngồi ở cầu bẹt.
-​Đi tiêu, tiểu thật nhẹ nhàng khi thật sự có nhu cầu, không cố rặn và ngồi bô thường xuyên.
5.​Đối với tinh thần và tâm lý:
-​Trong thời gian này nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý.
-​Những lúc này nên hạn chế tiếp xúc với nhiều người mà nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu nói chuyện nhiều, cười, vui quá hoặc buồn quá… cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và phôi thai.
-​Người chồng tự giác không nên gần vợ trong thời gian này dưới bất kỳ hình thức nào vì sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng, ức chế cho người vợ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người vợ và đến phôi thai.
Chủ yếu là cần thoải mái về tâm lý, tránh suy nghĩ nhiều mà nên nghỉ ngơi tuyệt đối, nếu có thể thì nên ngủ để lấy lại sức.
Truoc ngày chuyển phôi là mình cố gắng đi mua cá chép, có trứng càng tốt, làm sao mà mình vừa chuyển phôi về nằm nghỉ 1 lúc và ăn cháo, mỗi ngày mình ăn 4 lòng trắng trứng gà, ăn được 3 ngày đầu chuyển phôi về, rồi trước đó 1 tuần chuyển phôi là mình đã uống sữa đậu nành rồi. Lúc vừa chuyễn phôi khoảng 3 tiếng (đang ở bệnh viện),mình đã đi tiểu bình thường và tự đặt thuốc cho mình luôn, sau khi nằm o BV khoảng 5 tiếng mình đi chậm và nhẹ nhàng thang máy xuống dưới tầng trệt và đi ta xi về nhà. Về nhà mình cũng tự đi lại vệ sinh cho mình, đi lại lấy nước uống,.. (nhưng thật là nhẹ nhàng), có thể 5 ngày đầu không cần tắm chỉ cần vệ sinh bằng nước lạnh cho sạch sẽ, mình vô tình quen 1 chị khi chị vào chuẩn bị khám thai để sanh, chị ấy bảo, 10 ngày đầu không tắm luôn chỉ vệ sinh thôi . Vì từ 3 đến 5 ngày sau khi chuyển phôi là phôi bắt đầu bám vào, nên tuy đi lại khi có nhu cầu, nhưng het sức nhẹ nhàng, đến ngày thư 6 bạn có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà cho khỏe. Mình biết đến đâu thì kể ra đây để các bạn tham khảo.
Chị em làm TTON thất bại xem thử mình có bị rơi vào một trong những tình huống sao đây không nhé: mặc quần chật suốt thời gian chích thuốc và nằm đợi kết quả chuyển phôi, táo bón và cố rặn ép, đi tiểu trong vòng 6 giờ đầu sau chuyển phôi, 14 ngày nằm đã sử dụng ĐTDĐ và điện thoại bàn, hơi tức giận ai đó, không chuẩn bị gì cho cơ thể trước ngày chuyển phôi, đi đứng quá tự nhiên… Sau đây là lời bàn.
Quần chật ảnh hưởng đến sự phát triển trứng và phôi, nếu trứng phát triển chậm đồng nghĩa bạn phải mất thêm tiền và thời gian để kích trứng, quần chật khiến bạn sẽ không vui vẻ và phôi bị ép không được nghỉ dưỡng tốt. Bạn nên mua vài cái quần lửng rộng hay mượn đồ ai đó cân nặng hơn mà mặc, ở nhà riêng thì mặc đầm ngủ cho thoải mái cái bụng. Còn lúc chích thuốc vẫn đi làm thì bạn chỉ cần tự tay nới một chút đáy quần tây và lưng quần tây là OK mặc 1 tháng thoải mái, không phải mua mới.
Ngày chuyển phôi, bạn nên mặc váy là tốt nhất, nó giúp bạn khi đi toilet bệnh viện và khi thay đồ về nhà không phải co chân co bụng ảnh hưởng đến độ bám thai ban đầu.
Táo bón và cố rặn ép thì sẽ gây ép phôi rớt khỏi nơi bám luôn. Mình thất bại lần 1 trong trường hợp này đấy. Cho nên bạn phải tránh táo bón trước cả tháng bằng cách ăn nhiều trái cây, ăn chuối, uống nước cam, ăn khoai lang, uống nhiều nước. Chị bạn TTON thành công còn khuyên mình tập đi bô nằm cho quen trước khi chuyển phôi. Mình không tập và lần thành công này hoàn toàn thất bại với bô nằm đó. Nhưng khi phải đại tiện, mình ngồi toilet nhủ là được thì được không được thì thôi không rặn, và mấy lần không được mình đều vui vẻ “ra về tay không”, nhưng chắc do ăn uống chống táo bón, rốt cuộc thì mọi chuyện đều tự nhiên suôn sẻ.
Đi tiểu sớm sau khi chuyển phôi cũng là vấn đề. Lời khuyên là ngày đó bạn uống thật ít nước, uống tiết kiệm nước như khi bạn thiếu nước trên sa mạc vậy, để sau chuyển phôi càng lâu mắc tiểu càng tốt. Có chị còn đi tiểu trong lúc nằm 4 tiếng sau chuyển phôi và hầu hết đa số các chị em sau 4 tiếng chuyển phôi nằm im đều vội vui mừng vào toilet ngồi trước khi về nhà, ừ thì bác sĩ nói không sao đâu, nhưng …. gần 40 triệu đó bạn, hao tiền của bạn chứ có tốn của BS đâu.
Chị bạn TTON thành công khuyên mình không nên nói chuyện ĐT di động và để nó cạnh người – Mình chuyển ĐTDĐ sang chế độ câm và để trên đầu nằm, ai gọi mình không nghe thì lấy gì trả lời, nhưng sau đó mình sẽ xử lý thông tin và nhắn tin, mình báo tin đậu thai cho bạn bè cũng bằng tin nhắn. Chị bạn còn nói là mình không được cầm máy ĐT bàn nữa, người nhà mình gọi điện hỏi chị tư vấn và chị trả lời thông qua người nhà mình.
Chị bạn có lần đậu thai rồi sảy là do giận người thân đến tức ngực, thắt tim. Chị dặn mình không nên tiếp khách cho nên mình đã thống nhất với đồng nghiệp chuyện đó, người quen hiểu chuyện cũng tránh đến thăm. Có người đến thăm bạn phải tiếp và bạn sẽ không ở tư thế nghỉ ngơi nữa sẽ bị ảnh hưởng, nếu bạn giận ai đó thì tim bạn đập mau hơn, mạch máu tạm tắt và phôi … rất dễ hỏng đó. Cho nên hãy cảnh giác nhé dù là người thân, hãy tư vấn trước cho học biết điều này … 40 triệu đó bạn. Nhưng trên hết bạn hãy tâm niệm 1 câu là luôn luôn tha thứ cho tất cả mọi người, mọi vấn đề vì sự phát triển phôi thai trong bụng, bạn sẽ không hề giận ai, phải tập đó. Hãy từ bi hỷ xả như tín đồ đạo Phật vậy.
Nhiều bạn thiếu kiến thức về dinh dưỡng trước khi mang thai, cơ thể bạn ít nhiều bị nhiễm độc bởi cafein và một số loại thuốc. Mình kiêng trà, cà phê và kiêng bệnh (để khỏi uống thuốc) trước cả 3 tháng đó, nên khi chuyển phôi nội tạng cơ thể mình khá sạch. Và nội tạng cơ thể mình còn mềm mại để “dụ phôi thai bám” nữa. Mình uống sữa bà bầu 3 ly mỗi ngày trước 3 tháng chuyển phôi (trên hộp sữa tư vấn là uống 6 tháng trước khi mang thai đó) và ăn nhiều trái cây, ăn uống nhiều hơn. Song song đó là mình tập thể dục – đi bộ mỗi ngày như lời khuyên của chị TTON thành công. Mình nói đùa với ông xã của mình là mình 36 tuổi nhưng muốn trẻ hóa tử cung buồng trứng như gái tuổi đôi mươi để dễ đậu thai. Có lẽ phương pháp mình đúng đó. Mình tin là nội tạng mình tốt, môi trường thuận lợi cho phôi thai. Các bạn ở tỉnh và các bạn là công nhân nên chú ý bồi dưỡng nhiều hơn và tập phong cách khoan thai hơn.
——————————–
Ngày chuyển phôi xong bạn đi từng bước nhỏ. Sau đó ở nhà cũng vậy, đỡ hơn một chút cũng được. Sau nửa tháng thì hơi hơi bình thường. Đến giờ sau 3 tháng mình vẫn chưa dám đi tự nhiên nữa là.
Sau hút trứng và chờ chuyển phôi thì có ngồi xe gắn máy thì chỉ ngồi 1 bên thôi, vì vết thương hút trứng còn mới sẽ bị đau nếu tự lái xe và ngồi 2 bên. Lần đầu hút trứng mình đau ê ẩm vì chiều đó vẫn đi làm bình thường. Lần 2 mình nghỉ luôn từ ngày hút trứng đến thử thai.
Trước khi thử thai ở BV, bạn nên thử que ở nhà. Nếu ở nhà đậu thì càng kỹ, càng được khuyến khích “vui vẻ chịu đựng” vì bạn đã đi gần tới đích rồi, tốn ít tiền thử que nhưng nếu được thì vui lắm.

Trước khi chuyển phôi, BS yêu cầu mình phải có full blader (một bụng đầy nước tiểu), chuyển phôi xong thì nằm tại bệnh viện một tiếng, dậy đi tiểu rồi về nhà.
48 tiếng đầu tiên mình chỉ nằm trên giường, chỉ được ra khỏi giường lúc đi tiêu & tiểu. Những động tác: đi tiêu, đi tiểu, cười, nói, ho… đều không ảnh hưởng đến việc phôi sẽ rớt ra ngoài.
Sau 48 tiếng có thể đi lại nhẹ nhàng, có thể đi làm nhưng mình nghỉ ở nhà luôn, không làm việc gì cả, chỉ đi lui đi tới cho đỡ mỏi, còn lại vẫn nằm trên giường cho khỏe. Không đi cầu thang để tránh tim làm việc nhiều.
Chỉ như vậy thôi. Mình làm hai lần đều thành công.
Nói chung các bạn kiêng cữ được như bạn TTON nói thì tốt, nhưng những điều trên là BS mình dặn như thế, mình làm theo như vậy thôi.

– Đặt Utrgestant 200mg 3 lần lần 1 viên trước 2 ngày chuyển phôi cho đến ngày thứ 14 (liều 600mg/ngày đấy)
– uống Progynova 2mg ngày uống 3 lần, lần 1 viên, trước 2 ngày chuyển phôi cho đến ngày thứ 14
– uống Predisone 5mg 2 lần lần 1 viên trước 2 ngày chuyển phôi cho đến ngày 14
– uống Spasmaverine ngày uống 3 lần lần 1 viên từ ngày chuyển phôi cho đến ngày ngày thứ năm sau chuyển phôi (riêng mình thì uống đủ 14 ngày, lần 2 viên

Kinh nghiệm trước khi IVF (khoảng 2-3 tháng) trước khi làm IVF:

1. Vợ : Ăn uống cho niêm mạc dày lên: sầu riêng, sữa đậu nành, thịt bò, trứng gà, tràng, sò huyết, cua gạch
Uống nhiều nước để tránh bị quá kích buồng trứng
Uống Enat bổ xung 2v/ ngày. Viên sắt, vitamin tổng hợp, acid folic truoc 3 tháng,còn bắt đầu tiêm em ngày nào cũng ăn 2-3 quả trứng vịt lộn
2. Chồng: ăn thịt bò, trứng hấp mật ong ( mỗi ngày một quả), đậu giá, uống nhiều nước, cật heo, sò huyết, vitamin E và vitamin tổng hợp, ăn nhiều rau có màu đỏ, hoa quả, nước trà
Hạn chế đậu nành

– Tập luyện thể lực bằng cách tập thể dục, đặc biệt là thể dục cho vùng chậu, nhằm làm gia tăng lượng máu đến tử cung (điều kiện rất quan trọng để phôi làm tổ và phát triển)
– Bổ sung các lọai vitamin (theo đơn BS thì tốt hơn). Như Vitamin E, Obimin, acid folic… Mình để ý thấy các BS không có công đọan này trước khi chúng ta đến làm IVF. Phải uống đúng giờ và liên tục để có kết quả tốt nhất. BS khuyên ít nhất 1 tháng trước khi mang thai phải uống viên sắt + acid folic. Liều lượng: viên 60mg sắt và acid folic: 400mcg/ngày.
– Bỏ các lọai chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia.
– Ăn ngủ điều độ. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạnh, trứng và niêm mạc có điều kiện phát triển tốt (Có 1 thử nghiệm ở NN cho thấy người mẹ dùng thêm dầu ăn có thể làm tăng khả năng thụ thai đáng kể so với nhóm đối chứng, bạn nào ngại dầu mỡ có thể tham khảo).
– Giữ vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm BP sinh dục.
về thuốc men thì cẩn thận các bạn ơi, phải cách 3 tháng trước khi có thai đấy.2. Chuẩn bị sức khỏe tinh thần:
– Xả stress, thư giãn đúng cách. Tớ được khuyên nên tập yoga hoặc ngồi thiền, cực tốt (2 tháng là đủ có kết quả tốt)

Kinh nghiệm sau khi IVF:

– Tiêu tiểu sạch trước khi chuyển phôi, nằm gần như bất động sau khi chuyển phôi, đi thật chậm trên đường về nhà và về phòng, và không tắm rửa hay đi vệ sinh phòng ngoài, mọi cái phục vụ trên giường hết, thực đơn ăn uống được chọn lọc kỹ, chỉ đứng dậy nhẹ nhàng đi vệ sinh, lấy nước uống, khi dậy chồng còn phải đỡ để đỡ gập bụng, tránh đi lại cầu thang bộ

– Những ngày đầu tiên có thể ngực căng, đau, những ngày sau ( 6,7,8…) thì có thể không có. Cứ bình tĩnh, tiếp tục uống và đặt thuốc. Còn các biểu hiện thì cũng ko có biểu hiện chung cho mọi người đâu. Sau 5 ngày chuyển phôi thì thấy nhiệt độ tăng lên 0,1- 0,2 độ so với các tháng trước, Ngực bình thường, không đau mấy thỉnh thoảng hơi nhói, không sậm đầu ti thậm chí thấy hồng hơn ngày thường. Sình bụng, bụng thì nhâm nhẩm đau như chuẩn bị QKD. no hơi. Có thể bị bón. Thở hổn hển, hơi mệt. buổi tối thì thi thoảng thấy nóng kinh, lúc thì lại lạnh kinh.

– Hạn chế vận động mạnh trong thời gian được cho là để bé phôi làm tổ (2-10 ngày sau chuyển phôi). Đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng, không đi nhón gót (kiễng chân), với tay quá cao, không vùng ngồi dậy khi đang nằm, không leo cầu thang, đi giày gót quá cao… nhưng ko nằm lì trên giường, nếu cv nhẹ nhàng thì vẫn đi làm bthường sau 2 ngày chuyển phôi- Không để cho bản thân bị ốm, bị sốt (nghe nói phôi sẽ bị hỏng nếu nhiệt độ cơ thể quá 38 độ. Do đó nên giữ mát cơ thể, nên tránh xa các nguồn nhiệt như bếp, bàn ủi quần áo, máy sấy, túi chườm nóng… ko ăn đồ sống như gỏi, rau răm, đồ nóng chiên , nướng, ko ăn đồ quá mát như nước dừa, rau má- Tránh các họat động có thể gây co bóp tử cung, làm tróc bé phôi như: họat động tình dục, xoa nắn/kích thích đầu vú, bụng, đùi…. cử xxx đến 3 tháng lận đó- Sử dụng thuốc đúng toa BS, đúng cách Đặt và uống thuốc đúng giờ,riêng đặt thuốc thì trước khi đặt nên đi vs để tránh tình trạng đặt đc một lúc thì buồn tiểu ko chịu dc,em đặt thuốc và nằm đúng 3 tiếng.Không đc tắm nươc nóng trong 3 ngày sau chuyển phôi,tư thế nằm thì cứ thoai mái vào,nghiêng trái nghiêng fải hoặc ôm gối đều đc.
Nghỉ ngơi hoàn toàn ; Hạn chế leo cầu thang; Đi lại nhẹ nhàng; Thể dục nhẹ nhàng ( đi bộ) ; Tránh các khí độc ( đeo găng tay, bịt mặt, tránh mùi cọ rửa toilet)
Ăn nhiều rau quả, uống vitamin, nước đậu, sầu riêng trong 1 tháng đầu tiên, ăn cháo cá chép an thai 5 ngày đầu, mỗi ngày 1 con 5 lạng, mỗi ngày còn ăn thêm 5-6 cái lòng trắng trứng gà luộc. ăn ít rau cải để tránh táo bón nữa ,uống sữa đậu nành, ăn sầu riêng…
chủ yếu la nằm nghỉ ngơi hạn chế ngồi và đi lại , nen o lai SG để tiện theo dõi vì có 1 chút gì bất ổn là gặp bác sỹ liền. Bạn nên uống thật nhiều nước kể cả trên 3 lít cũng được,ăn nhiều thịt bò vá các loại thịt khác,chú ý theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày,nếu uống nhiều nươc mà bạn ko đi tiểu dc nhiều thì fải báo vơi bs ngay nhé.
– Tránh các đồ ăn nóng mà theo dân gian cho rằng có thể gây sảy thai như: rau răm, nhãn, đu đủ, mực… (có kiêng có lành !!!!!!!!)
– Ăn uống đủ chất, dễ tiêu, uống nhiều nước để tránh táo bón. – Nóng trong thì cần chú ý ăn các đồ ăn mát và chịu khó uống nước kể cả không khát. hạn chế ăn đồ rán, mỡ và uống nước ngọt. Em có thể tập yoga rất tốt cho việc điều tiết nhiệt độ cơ thể.
– Nếu bị rát họng và ho thì nên súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc ấy (khoảng 2 tiếng súc một lần), ngậm chanh thái lát chưng với mật ong. Mẹ mình còn dặn khi ngủ nên quấn khăn mỏng giữ ấm cổ hay dùng trái lê gọt vỏ, rưới mật ong lên hấp chín ăn cũng hiệu quả mau hết ho. Nếu còn sốt thì bạn nên uống nhiều nước cam hoặc nước chanh nóng. Sau khi chuyển phôi mà ho thì bạn nên giữ tay vào phần bụng dưới để hạn chế sự co bóp có thể ảnh hưởng đến phôi bám. Bạn có thể gặp BS để tư vấn chứ sau chuyển phôi thì không nên tự ý dùng thuốc gì hết. Khi nằm ngủ nếu nằm thẳng thì để gối cao chân, nếu nghiêng thì để gối đỡ bụng

Khi xuất hiện ra máu điều mình nghĩ nên làm là thử máu ngay để xác định là máu gì ( kinh hay sảy). Trong một lần nói chuyện với bs PHùng Huy Tuân, trưởng khoa IVF Vạn Hạnh thì bác ấy nói beta HCG vào ngày thứ 14 mà dưới 100 đơn vị thì 90% là không giữ được- sẽ rơi vào 3 trường hợp sau: sẩy 3 tháng đầu, không có tim khai, và thai ngoài tử cung.., chị tham gia nhà TTON từ tầng 8 và theo dõi thì thấy tương đối đúng.. Mình nói điều này ra để các mẹ cẩn thận hơn khi chỉ số HCG của mình thấp, có kế hoạch theo dõi và tư vấn với bác sĩ thường xuyên hơn (cũng k nên ỷ y lắm vào câu trả lời “không sao” của bác sĩ) vì thật sự bs cũng chả biết làm sao ngoài việc tăng liều và tiêm thêm nội tiết.

Tin khác